Hệ thống cửa hàng phân phối thiết bị y tế chính hãng

Trẻ sốt bao nhiêu độ thì cần đến bác sĩ và cách hạ sốt

Khi trẻ bị sốt, việc xác định mức độ sốt và quyết định liệu có cần đến bác sĩ hay không là điều quan trọng mà các bậc cha mẹ cần lưu ý. Đồng thời, biết cách hạ sốt một cách an toàn và hiệu quả cũng là một kỹ năng quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe của trẻ. Trong bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về nhiệt độ cơ thể của trẻ khi cần đến bác sĩ và cách hạ sốt một cách an toàn để giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn.

1. Thân nhiệt bao nhiêu thì được gọi là sốt?

Thông thường, thân nhiệt ở từng vùng của cơ thể con người sẽ khác nhau. Nếu đo ở miệng cao hơn 37,5 độ C sẽ được coi là sốt (Khi đo hậu môn sẽ là 38 độ C). Như vậy sốt cao từ 38 độ C có thể xem là sốt, nhưng đây không phải là mức nhiệt độ gây nguy hiểm. Thân nhiệt có xu hướng thấp hơn vào buổi sáng và cao hơn vào buổi tối. Những người lớn tuổi có nhiệt độ cơ thể thấp hơn những người trẻ tuổi. Ngoài ra, một số trường hợp khác không phải sốt nhưng cũng sẽ làm thân nhiệt tăng cao như:

  • Người lớn hoạt động ở cường độ cao, liên tục, trong điều kiện thời tiết nắng nóng.
  • Trẻ em năng động, vui chơi, đùa nghịch quá nhiều.
  • Do tác dụng phụ của tiêm chủng hoặc thuốc kháng sinh mạnh.
Trên thực tế, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị sốt là tình trạng rất thường gặp

Một số dấu hiệu nhận biết cơn sốt:

  • Cảm thấy rét, da sởn lạnh mặc dù thời tiết đang nắng nóng, oi bức.
  • dấu hiệu mất nước và luôn phải uống thêm nhiều nước.
  • Mệt mỏi hoặc đau nhức cơ.
  • Làn da có thể ửng đỏ, nóng ran
  • Đôi lúc xuất hiện những cơn co giật bất ngờ, nhất là sốt ở trẻ em.

Sốt có thể là biểu hiện của nhiều nguyên nhân, thường gặp nhất là nhiễm virus, nhiễm khuẩn, dị ứng,… Đôi khi nếu chỉ dựa vào thân nhiệt cơ thể tăng lên bao nhiêu độ thì cũng chưa thể xác định chính xác người đó có đang bị sốt hay không, mà còn phải dựa vào các triệu chứng liên quan kèm theo.

2. Trẻ em sốt bao nhiêu độ là cao ?

Cơn sốt ở trẻ em thường mang tính chất nghiêm trọng hơn vì cơ thể non nớt của trẻ có thể dễ dàng bị tổn thương do ảnh hưởng của sốt. Phụ huynh cần cho trẻ đi khám ngay khi nhận thấy trẻ sốt cao trên 38.5 độ C và có một trong những triệu chứng hoặc yếu tố liên quan dưới đây:

  • Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi
  • Trẻ khó thở, thở nhanh, buồn nôn, đau nhức toàn thân
  • Xuất hiện những cơn co giật, sảng, li bì
  • Phát ban trên da
  • Tiêu chảy, phân có lẫn máu
  • Trẻ bỏ bú, quấy khóc nhiều, không chơi
  • Trẻ sốt rất cao trên 40 độ C

3. Cần làm gì khi trẻ em bị sốt

Trẻ bị sốt nếu không được chăm sóc tốt thì có thể dẫn đến co giật và biến chứng viêm não, viêm màng não… Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần phải biết làm gì khi trẻ bị sốt và có cách chăm sóc trẻ bị sốt đúng nhất.

Khi trẻ bị sốt cần phải: Để trẻ nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, thông khí, hạn chế người quanh, cho trẻ mặc quần áo mỏng, thấm mồ hôi, không đắp chăn, tiến hành chườm khăn ấm hoặc lau khăn ấm khắp người để trẻ giảm thân nhiệt, nhất là vị trí nách và bẹn, đồng thời cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu, uống nhiều nước. Nếu trẻ vẫn bú mẹ thì nên tăng lượng bú và cữ bú, trường hợp trẻ có tình trạng mất nước quá nhiều cần cho trẻ uống oresol bù nước.

Quá trình chăm sóc trẻ bị sốt, cần phải liên tục theo dõi nhiệt độ của trẻ

Quá trình chăm sóc trẻ bị sốt, cần phải liên tục theo dõi nhiệt độ của trẻ, nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ thì cho trẻ uống hạ sốt, đo nhiệt độ sau khi trẻ uống thuốc khoảng 30 phút, cha mẹ cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt đúng loại, đúng liều theo cân nặng của trẻ, theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốt thì cần được thăm khám bác sĩ ngay lập tức. Ngoài ra, hãy đưa trẻ đến bác sĩ càng sớm càng tốt nếu có bất kỳ biểu hiện nào sau đây:

  • Sốt cao trên 40°C (104°F)
  • Sốt không đổ mồ hôi
  • Khó chịu hoặc hành động bất thường và không cải thiện sau khi dùng thuốc hạ sốt
  • Các dấu hiệu và triệu chứng của mất nước, chẳng hạn như không ướt tã trong vòng 8 đến 10 giờ, khóc không ra nước mắt, khô miệng, nước tiểu sẫm màu hoặc không chịu uống chất lỏng
  • Cứng cổ
  • Buồn ngủ
  • Thở không đều, thở nhanh, lõm ngực
  • Phát ban màu tím
  • Đau tai khiến trẻ ngoáy tai thường xuyên
  • Đau họng kéo dài
  • Tiêu chảy, nôn mửa
  • Đau khi đi tiểu hoặc đi tiểu thường xuyên
  • Co giật
  • Sốt kéo dài hơn 5 ngày liên tiếp.

Bố mẹ nên sử dụng nhiệt kế điện tử thay cho nhiệt kế thủy ngân vì sự tiện lợi, dễ sử dụng đồng thời nhiệt kế thủy ngân dễ vỡ, gây tổn thương trẻ. Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm tại website : Ykhoathongminh.com để có thể lựa chọn được sản phẩm thích hợp nhất cho bé. 

Nguồn : Tổng hợp


Bài viết khác

Khí dung là gì? Có nên sử dụng máy xông khí dung cho trẻ

Khí dung là gì? Có nên sử dụng máy xông khí dung cho trẻ

Khi hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, trẻ em thường xuyên bị ảnh hưởng bởi các bệnh lý hô hấp, đây là một vấn đề sức khỏe quan trọng đối với trẻ nhỏ. Với khí hậu đặc biệt ẩm ướt và ô nhiễm không khí tại nhiều khu vực, các bệnh như cảm lạnh, hen…

Mối nguy hại tiềm ẩn của thuốc lá điện tử

Mối nguy hại tiềm ẩn của thuốc lá điện tử

Thuốc lá điện tử, hay còn gọi là vaping, đã trở thành một xu hướng phổ biến trong những năm gần đây. Với hình thức nhỏ gọn, đa dạng về hương vị và quảng cáo như một lựa chọn “sạch” hơn so với thuốc lá thông thường, nhiều người đã chuyển sang sử dụng thuốc…

Nồng độ Oxy quá thấp tiềm ẩn những nguy hiểm đáng ngờ

Nồng độ Oxy quá thấp tiềm ẩn những nguy hiểm đáng ngờ

Nồng độ oxy trong máu xuống thấp sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể, nặng nề hơn còn dẫn đến tử vong khi không phát hiện sớm. Vậy chỉ số nồng độ oxy trong máu bao nhiêu là nguy hiểm? Cách nhận biết tình trạng giảm nồng độ oxy trong máu…

10 triệu chứng báo hiệu bạn có thể mắc bệnh tiểu đường

Theo thống kê của Bộ Y tế, năm 2021, Việt Nam có đến khoảng 7,1% dân số mắc bệnh tiểu đường (tương đương khoảng 5 triệu người). Đáng nói rằng có tới 50% người bệnh không được chẩn đoán. Điều này cũng bởi những triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu thường khó nhận biết,…

Bật mí những loại thực phẩm nên và không nên ăn khi mắc bệnh tiểu đường

Bật mí những loại thực phẩm nên và không nên ăn khi mắc bệnh tiểu đường

Chế độ dinh dưỡng là chìa khóa vàng giúp người mắc bệnh tiểu đường duy trì mức đường huyết ổn định, kiểm soát cân nặng và ngăn ngừa các biến chứng tiềm ẩn. Dinh dưỡng đúng không chỉ giúp kiểm soát mức đường huyết, mà còn có tác động tích cực đến tình trạng sức…

Cách đo huyết áp tại nhà chính xác và những điều cần lưu ý

Cách đo huyết áp tại nhà chính xác và những điều cần lưu ý

1. Đo huyết áp là gì? Đo huyết áp là một trong những phương pháp thăm khám thủ công để nhằm đánh giá chỉ số huyết áp của cơ thể hỗ trợ cho quá trình khám và điều trị bệnh. Đo huyết áp được thực hiện dựa trên nguyên lý bơm căng một băng tay…

Hệ thống Showroom

HỆ THỐNG CỬA HÀNG Y KHOA THÔNG MINH - CHI NHÁNH ĐỒNG KHỞI

Hệ thống cửa hàng Y Khoa Thông Minh

Địa chỉ: 74 Đường Đồng Khởi, Phường Tân Hiệp, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai, Việt Nam

Hotline: 092.484.1368

HỆ THỐNG CỬA HÀNG Y KHOA THÔNG MINH - CHI NHÁNH NGUYỄN ÁI QUỐC

z4336700975508 d181e87f059758707fbc5bd0e8521008

Địa chỉ: 13 Nguyễn Ái Quốc, Phường Tân Phong, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai, Việt Nam

Hotline: 092.484.1368

Y KHOA THÔNG MINH - CHI NHÁNH MỚI

ykhoa thongminh comming

Địa chỉ: ---

Hotline: 092.484.1368

092.484.1368